Nguyên nhân ra đời Đạo luật Không khí sạch năm 1956

Luân Đôn từ lâu đã được chú ý bởi sương mù dày đặc.[2]

Luân Đôn đã trải qua một loạt các biện pháp và quy tắc trong nhiều thế kỷ để cải thiện chất lượng không khí – chẳng hạn như như Đạo luật Giảm khói thuốc (Metropolis) năm 1853 và 1856 và Đạo luật Y tế công cộng (Luân Đôn) năm 1891. Tuy nhiên, bất chấp sự liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe được nhận biết vào cuối thế kỷ 19, những nỗ lực này vẫn chưa phải là các biện pháp hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng.[3]

Đám sương khói khổng lồ

Khi “Đám sương khói khổng lồ” ập xuống thành phố vào tháng 12 năm 1952, hậu quả chưa từng có đã xảy ra: Hơn 4,000 người được cho là đã chết ngay sau đó,[4] làm dấy lên lo ngại của công chứng, với sương mù dày đặc đã ngăn chặn các chuyến tàu, ô tô và sự kiện công cộng.[5] Thêm 8,000 người chết trong những tuần và tháng tiếp theo.

Rõ ràng, ô nhiễm là một vấn đề thực sự nghiêm trọng và làm chết người, và ảnh hưởng của khói bụi là cột mốc đáng chú ý trong phong trào môi trường hiện đại.

Ủy ban Beaver

Chính phủ đã chỉ định một Ủy ban về Ô nhiễm không khí do kỹ sư xây dựng Sir Hugh Beaver chủ trì để điều tra vấn đề ở Luân Đôn.[6] Báo cáo năm 1954[7] đã chỉ ra chi phí xã hội và kinh tế của ô nhiễm không khí và tuyên bố rằng không khí sạch khi đó cũng quan trọng như nước sạch vào giữa thế kỷ 19. Ủy ban đề xuất rằng than đá sử dụng trong nước nên được thay thế bằng than cốc, và nên đặt sự phụ thuộc nhiều hơn vào các nhiên liệu ‘không khói’ khác như điện và khí đốt. Tuy nhiên, mỗi ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu không khói – than cốc và các công trình khí đốt và các trạm phát điện – đều đốt than để sản xuất nhiên liệu ‘không khói’. Ví dụ, 6 triệu tấn than mỗi năm được chuyển thành than cốc ở Đông Bắc nước Anh vào cuối thế kỷ 19 đã thải ra khoảng 2 triệu tấn chất bay hơi như axit cacbonic và axit sunfua.[8] Do đó, không hạn chế được nhiều sự ô nhiễm không khi chuyển từ khu vực tiêu thụ sang khu vực sản xuất.

Ngành công nghiệp sản xuất điện

Ngành công nghiẹp sản xuất điện là ngành tiêu thụ than lớn và góp phần gây ô nhiễm bầu khí quyển. Ủy ban Beaver đã dùng ví dụ về Nhà máy điện Bankside mới được đưa vào sử dụng gần đây ở Luân Đôn để khuyến nghị áp dụng rộng rãi phương pháp khử lưu huỳnh bằng khí thải cho tất cả các trạm điện mới ở các khu vực đô thị.[9] Điều này được tuyên bố rằng sẽ khả thi và hiệu quả về chi phí nếu được thêm vào không quá 0.06 d. đến 0.07 d. vào giá thành của một đơn vị điện (1 kWh).

Cơ quan Điện lực Anh đã nghi ngờ về lợi ích của quá trình khử lưu huỳnh và đã phản đối các khuyến nghị trên của Ủy ban. Cơ quan này tuyên bố rằng khuyến nghị trên đã ‘giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế phát triển điện ở nước này’ và các tác động tài chính ‘có khả năng nghiêm trọng hơn so với bất kỳ hạn chế hoặc kiểm soát nào trước đây được áp dụng đối với các hoạt động của Cơ quan’.[9] Cơ quan này cho rằng việc lắp đặt máy lọc ở tất cả các nhà máy điện sẽ tốn một khoản đầu tư vốn hàng năm là 10 triệu bảng Anh và sẽ làm tăng chi phí điện thêm 0.1 d mỗi kWh, do đó vượt quá tiêu chí hiệu quả về chi phí được đề xuất trong báo cáo dự thảo của Beaver. Cơ quan Điện lực Anh cũng chỉ trích rằng Ủy ban Beaver đã không có nỗ lực nghiêm túc trong việc đánh giá tính kinh tế tương đối của các cách thức giảm ô nhiễm khí quyển. Tuyên bố cho rằng việc đốt than trong các lò hơi của nhà máy điện hiện đại được trang bị bộ thu gom sạn hiệu quả và thành các ống khói cao là ‘một phương pháp cực kỳ hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm về […] của kinh phí’.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đạo luật Không khí sạch năm 1956 //dx.doi.org/10.1080%2F03058034.2019.1583454 http://news.bbc.co.uk/1/hi/health/2545747.stm http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/d... http://www.legislation.gov.uk/ukpga/1956/52 http://www.legislation.gov.uk/ukpga/1956/52/pdfs/u... http://www.legislation.gov.uk/ukpga/1993/11/introd... http://www.london.gov.uk/mayor/environment/air_qua... http://www.metoffice.gov.uk/education/teens/case-s... http://www.netregs.gov.uk/netregs/legislation/curr... https://www.theguardian.com/uk_news/story/0,3604,8...